Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc
Có bao giờ bạn đặt ra cho mình câu hỏi: “Tại sao mình thất bại trong buổi phỏng vấn xin việc làm?” chưa. Phỏng vấn xin việc là một cơ hội để giới thiệu mình. Chứng tỏ bản thân phù hợp và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc. Đặc biệt, rất nhiều ứng viên dường như không lưu tâm đến lý do thất bại trong phỏng vấn. Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn không mang lại kết quả tốt. Hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn cần thiết nhất.
Việc làm Bình Dương xin mách bạn một số kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quả nhất. Đây không chỉ là nơi mang đến cơ hội hợp tác và gắn bó giữa nhà tuyển dụng và ứng viên có nhu cầu tìm việc làm ở Bình Dương. Mà còn là nơi chia sẽ những kinh nghiệm hữu ích giúp tăng cơ hội thành công khi xin việc.
Nội Dung Chính
7 cách trả lời phỏng vấn xin việc
Sức mạnh của nụ cười
Nụ cười là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân thành, thân thiện. Hãy nở một nụ cười thật tươi trước khi bắt đầu trả lời phỏng vấn để tạo thiện cảm. Điều này sẽ giúp cho mọi thứ suôn sẻ hơn. Hãy biết tận dụng nụ cười đúng lúc. Bởi nó sẽ mang lại bầu không khí vui vẻ cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng.

Giới thiệu sơ lược về bản thân
Đưa ra khái quát những thông tin về cá nhân hữu ích cho vị trí mà mình ứng tuyển. Chằng hạn như trình độ học vấn, công việc, mục tiêu sự nghiệp,… Bạn nên giới thiệu ngắn gọn theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại. Một vài chia sẻ nhỏ về sở thích, tài năng cũng là yếu tố để thu hút nhà tuyển dụng.
Ví dụ: Bạn hát rất hay, hãy cứ chia sẻ rằng mình có thể hát. Biết đâu đó là một điểm cộng đối với những công ty thường xuyên tổ chức văn nghệ. Nếu không có tài năng, bạn hãy chia sẻ về sở thích có liên quan đến ngành nghề ứng tuyển. Chẳng hạn, bạn ứng tuyển vào vị trí Marketing. Hãy nói rằng mình có sở thích đọc sách, báo về Marketing,…
Tìm hiểu công ty trước khi phỏng vấn xin việc
Nhà tuyển dụng sẽ hài lòng hơn nếu bạn đã có tìm hiểu rõ về công ty của họ. Ví dụ, bạn đã tìm việc làm ở Bình Dương về mảng Nhà hàng/ Khách sạn. Sẽ thật tốt nếu bạn có thể trả lời được hết những câu hỏi liên quan đến thông tin của Nhà hàng mà bạn ứng tuyển.
Mô tả sơ lược về công việc đã làm
Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi như: “Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?”. Hãy trả lời chân thật, ngắn gọn về những gì mình đã làm được từ những công việc trước đó. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Hãy nói rằng bạn đang muốn theo đuổi công việc này. Và dành nhiều thời gian học hỏi, phát triển kỹ năng.
Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ khi phỏng vấn
Một trong những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc là: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”. Bạn đừng bao giờ trả lời về những điều mình không thích ở công ty cũ. Vì điều đó sẽ khiến cho các nhà tuyển dụng kết luận rằng. Hôm nay bạn nói những điều không hay về công ty cũ. Sau này nếu rời khỏi công ty của họ, bạn cũng sẽ nói những điều tương tự. Để trả lời tốt câu hỏi này, hãy nói về sự không phù hợp của mình và chỗ làm cũ. Sự mong muốn có được những trải nghiệm mới.
Liệt kê những thành tựu của bản thân
“Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?”. Đây cũng là một câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc. Bạn cần liệt kê những thành tựu của mình từ hoạt động xã hội đến học tập, công việc. Điều này chứng tỏ bạn là một ứng viên xuất sắc, tham gia các hoạt động nhiệt tình. Bạn cũng có thể nói về những giá trị mình mang lại cho công ty cũ. Vai trò của mình trong những dự án.

Đừng bao giờ nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được”
Khi gặp những câu hỏi về tình huống hoặc thách thức mà nhà tuyển dụng đặt ra. Đừng vội trả lời rằng “Tôi không biết”, “Tôi không làm được”. Họ sẽ đánh giá bạn là người kém năng lực. Nếu bản thân thực sự không biết. Bạn hãy lời một cách khéo léo rằng “Tôi chưa tìm hiểu qua”; “Tôi sẽ tìm hiểu kĩ về vấn đề này”. Điều này sẽ chứng tỏ bạn là người ham học hỏi.
Hãy biết cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn xin việc để tránh thụ động
Đừng để xuyên suốt cuộc phỏng vấn chỉ lặp đi lặp lại việc nhà tuyển dụng hỏi rồi bạn trả lời. Việc thỉnh thoảng đặt câu hỏi khiến cho buổi phỏng vấn trở nên đỡ áp lực hơn. Giống như một buổi trò chuyện thân mật. Nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng khi biết mức độ quan tâm của bạn đến công việc.
Cuối cùng, hãy giữ cho bản thân mình một trạng thái thoải mái và tự tin nhất. Hy vọng với những kinh nghiệm mà
vieclambinhduong.vn chia sẻ, bạn có thể thành công khi trả lời phỏng vấn. Và có được công việc mình mong muốn.