Xin nghỉ việc với lý do khéo léo thuyết phục sếp

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân đưa bạn đến quyết định xin nghỉ việc. Tuy vậy, dù sự chia tay đó xuất phát với bất kỳ lý do nào. Bạn cũng nên để lại ấn tượng tốt với công ty cũ. Điều này sẽ được quyết định qua nghệ thuật ứng xử và cách xin nghỉ việc khéo léo của bạn.

Cân nhắc kỹ thời điểm chuyển việc phù hợp

Sau khoảng thời gian gắn bó với một công ty hay doanh nghiệp nào đó. Nhiều người có ý định chuyển việc. Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Có người sẽ muốn thay đổi môi trường để khám phá bản thân. Cũng có người cảm thấy môi trường công ty cũ không đáp ứng các mong muốn về chế độ đãi ngộ và lương thưởng đối với họ. Áp lực công việc, khoảng cách địa lý,… cũng là một trong những nguyên nhân “nhảy việc” phổ biến hiện nay.

Bạn nên cân nhắc kỹ đến thời điểm chuyển việc hợp lý. Khi muốn nghỉ việc, hãy xác định rõ tương lai bạn muốn làm việc gì. Chúng tôi luôn khuyên ứng viên của mình rằng, hãy thận trọng với quyết định xin thôi việc của mình. Bởi chưa chắc bạn đã tìm được một công việc tốt hơn công việc hiện tại.

Bạn nên cân nhắc kỹ đến thời điểm chuyển việc và thận trọng với quyết định xin thôi việc của mình
Bạn nên cân nhắc kỹ đến thời điểm chuyển việc và thận trọng với quyết định xin thôi việc của mình

Dành thời gian truy cập vào các trang tuyển dụng online uy tín. Để tìm hiểu nhu cầu thị trường về những công việc nằm trong định hướng của bạn. Nếu bạn đang sinh sống và mong muốn tìm việc làm tại Bình Dương. Website binhduongjob.vn là một trong những địa chỉ hữu ích dành cho ứng viên. Bên cạnh đăng tải các thông tin việc làm và tuyển dụng mới nhất từng ngày. Còn là những kiến thức bổ ích về cách thức chọn việc làm phù hợp với nhu cầu và thực tế tuyển dụng của địa phương. Không nên nghỉ việc khi bạn chưa xác định được hướng đi hoặc đang lo lắng về khoản thu nhập sau khi nghỉ việc.

Điểm danh những lý do xin nghỉ việc thuyết phục, nhanh chóng được duyệt đơn từ sếp

Dù nghỉ việc với bất kỳ lý do nào. Bạn cũng nên cân nhắc cho mình những lý do xin nghỉ việc hợp lý, tích cực. Phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Vừa dễ thuyết phục sếp, cũng như duy trì mối quan hệ tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp cũ. Có thể tham khảo qua một số lý do nghỉ việc thuyết phục “hợp tình hợp lý” sau

Đi học nâng cao trình độ

Trau dồi và tìm hiểu thêm những kiến thức mới, giúp phát triển bản thân tốt hơn trong tương lai. Lý do xin nghỉ làm để đi học nâng cao trình độ là mong muốn chính đáng và dễ thuyết phục nhất đối với những vị sếp luôn muốn tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi và phát triển nhưng công ty chưa thể đáp ứng được.

Với lý do này, cơ hội tái hợp giữa bạn và công ty cũ cũng sẽ được mở ra nếu bạn vẫn còn muốn tiếp tục công tác tại đây khi bạn hoàn thành việc học

Ví dụ:

“Trong thời gian tới, tôi dự định sẽ bắt đầu tham gia khóa học ……………… tại ……………….. để hoàn thiện kiến thức chuyên môn của bản thân. Do đó, tôi không thể tiếp tục công việc tại bộ phận ……………….… của công ty …………………..… Tôi hy vọng sẽ được Quý Công ty chấp thuận và hỗ trợ, giúp đỡ tôi bàn giao công việc đúng quy trình và hiệu quả nhất. Tôi xin cảm ơn!”

Không còn phù hợp hoặc thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến động lực làm việc của cá nhân. Khi bạn cảm thấy không thể hoàn thành các mục tiêu nghề nghiệp tại môi trường làm việc, thì động lực phấn đấu trong công việc sẽ giảm đi. Lúc này có thể nhận định, cơ duyên của bạn và công ty cũ đã thật sự không thể kéo dài thêm. Lúc này, xin nghỉ việc khéo léo là một phương án đúng đắn

Thay đổi định hướng nghề nghiệp của bản thân. Sau một thời gian trải nghiệm với công việc và nhận ra khả năng không phù hợp với định hướng ban đầu. Thường là nguyên nhân “nhảy việc” của nhiều người trẻ hiện nay. Chính vì vậy, có thể thấy lợi ích và vai trò quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp chuẩn ngay từ ban đầu. Dẫu vậy, thay đổi môi trường làm việc mới để tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn cũng là lý do chính đáng. Bạn chỉ cần viết về lý do xin thôi việc này thật chân thành với thái độ đúng mực thì sẽ dễ được cấp trên chấp thuận.

Ví dụ:

“Tôi đã dành nhiều thời gian để tự suy nghĩ về định hướng nghề nghiệp của bản thân. Tôi cảm thấy năng lực và khả năng của mình đã không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp đặt ra. Tôi đã có sự định hướng mới để phát triển nghề nghiệp trong thời gian tới. Tôi nhận thấy công việc hiện tại không còn phù hợp cho sự phát triển nghề nghiệp của tôi. Vì vậy, tôi xin được nghỉ việc tại công ty và rất mong quý công ty thông cảm cho quyết định của tôi.”

Xin nghỉ vì lý do đột xuất, không muốn ảnh hưởng đến công ty

Những lý do đột xuất thường được nhận được sự cảm thông nhiều nhất. Bạn có thể tìm một lý do nào đó không thể “thay đổi” khiến bạn “buộc” phải nghỉ việc. Có thể áp dụng một số gợi ý sau:

Chuyển nơi ở hiện tại

Việc phải chuyển chỗ ở mới quá xa khiến cho quãng đường di chuyển đến chỗ làm việc hiện tại mất quá nhiều thời gian. Dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực như không đảm bảo sức khoẻ cho công việc hay không thể tuân thủ đúng thời gian làm việc quy định… Cách xin nghỉ việc đột xuất này là bạn đang có lý do bất khả kháng, thuận theo tự nhiên chứ không phải bạn đang phàn nàn hoặc chán nản với chế độ của công ty. Lý do này hầu như sẽ được phê duyệt rất nhanh

Nghỉ việc vì lý do cá nhân

Thông thường, các lý do liên quan đến vấn đề sức khỏe cần thời gian chữa trị lâu dài sẽ dễ dàng được đồng cảm và phê duyệt. Bởi sức khỏe mỗi người là điều quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu. Giữ lại một nhân viên không đảm bảo sức khỏe và tư tưởng để làm việc, cũng sẽ không đem đến lợi ích cho doanh nghiệp. Lý do sức khỏe cũng là một trong các lý do xin nghỉ phép được áp dụng rất hiệu quả. Đối với những nhân sự đang tìm cách xin nghỉ việc một ngày.

Nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình

Cũng là một trong những lý do chính đáng. Bố mẹ già yếu, vợ sinh con nhỏ, con cái hay vợ chồng bị bệnh cần người chăm sóc… là những hoàn cảnh riêng mà mỗi người trong chúng ta đều có thể phải trải qua. Bạn chỉ cần biết sử dụng cách xin nghỉ với sếp nhẹ nhàng và chân thành, có thể qua một tâm thư sẽ dễ nhận được sự thông cảm.

Tổng hợp những cách xin nghỉ việc khéo léo nhất 2021

Xin nghỉ việc như thế nào cũng là một nghệ thuật. Đòi hỏi sự tinh tế, chân thành và khôn khéo của mỗi người.

Nói chuyện trực tiếp

Rất nhiều người, thay vì lựa chọn phương án đối diện trực tiếp. Thường xin nghỉ việc bằng cách nhắn tin qua điện thoại. Điều này xuất phát từ tâm lý ngại ngần, không dám nói chuyện trực tiếp với sếp. Tuy nhiên, vòng vo qua những dòng tin nhắn đôi khi lại khiến tình huống càng khó xử hơn và dễ gây ra những hiểu nhầm không đáng. Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng sẽ giúp mọi người thấu hiểu và thông cảm với những lý do của nhau

Hãy áp dụng cách nói chuyện khôn ngoan với một thái độ chân thành, tình cảm sẽ dễ nhận được sự thông cảm từ cấp trên
Hãy áp dụng cách nói chuyện khôn ngoan với một thái độ chân thành, tình cảm sẽ dễ nhận được sự thông cảm từ cấp trên

Viết thư xin nghỉ việc

Khi xin nghỉ, bên cạnh thông báo trực tiếp. Hãy nên viết một bức thư xin nghỉ, gửi mail đến cấp trên để bày tỏ bày tỏ sự cảm kích và gởi lời cảm ơn  với sự giúp đỡ của sếp trong quãng thời gian đã qua. Thư xin nghỉ việc sẽ cần phải được gửi đến đúng người, đúng thời điểm. Điều này giúp thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trước khi kết thúc công việc tại công ty. Bạn cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp khi viết mail nghỉ việc, giàu thiện chí để mọi sự ra đi của bạn đều diễn ra trong êm đềm. Để lại kỷ niệm và ấn tượng tốt cho những đồng nghiệp cũ. Chú ý viết rõ và cụ thể những nội dung sau:

  1. Lý do nghỉ việc thật thuyết phục
  2. Ghi rõ thời gian nghỉ việc cụ thể
  3. Nói rõ các công việc còn dang dở, cần bàn giao
  4. Đừng quên nói lời cảm ơn
Thư xin nghỉ việc sẽ cần phải được gửi đến đúng người, đúng thời điểm
Thư xin nghỉ việc sẽ cần phải được gửi đến đúng người, đúng thời điểm

Tham khảo mẫu thư xin nghỉ việc chuẩn và chuyên nghiệp nhất

Một mẫu thư xin nghỉ việc đúng chuẩn sẽ bao gồm 3 phần chính thể hiện các nội dung cơ bản như sau:

Phần 1: Mở đầu

Nội dung chính của phần mở đầu bao gồm tên người nhận hoặc nơi nhận thư. Bạn chỉ cần nêu ra mình tên gì, đang làm việc ở vị trí nào kèm thông báo về thời gian mong muốn nghỉ việc. Bạn cũng có thể đưa ra lý do xin thôi việc của mình. Tuy nhiên, hãy viết thật ngắn gọn, súc tích. Đừng dùng lời lẽ hoa mỹ hoặc sáng tạo nội dung không cần thiết

Ví dụ:

“Kính gửi: Ông/bà… (tên cấp trên)

Tôi tên là Nguyễn Văn A, công tác tại vị trí nhân viên kinh doanh từ ngày 15/3/2020. Tôi xin gửi email này để thông báo sẽ chính thức nghỉ việc sau ngày 5/7/2021 do vấn đề sức khỏe”

Phần 2: Nội dung

Đây là nơi giúp bạn gửi lời cảm ơn đến công ty. Đã tạo cho bạn cơ hội làm việc và thể hiện sự biết ơn vì những kinh nghiệm quý báu được tích lũy thông qua các dự án hoặc công việc được giao. Hãy viết một cách chân thành. Đừng dùng câu chữ quá sáo rỗng, không thực tế. Điều này sẽ giúp sếp của bạn cảm nhận được sự thật lòng và tăng sự đồng cảm với bạn.

Ví dụ:

“Em xin cảm ơn công ty đã tin tưởng giao phó và cho em cơ hội làm việc trong khoảng thời gian qua. Em rất yêu thích công việc. Em đã học được nhiều điều bổ ích…… Những kinh nghiệm này sẽ theo em trong suốt hành trình nghề nghiệp của mình.”

Phần 3: Kết thúc

Hãy kết thúc thư xin việc bằng cam kết sẽ bàn giao đầy đủ công việc trước khi nghỉ làm và đừng quên gửi lời chúc đến sếp cũng như công ty.

Sau đó, bạn sẽ kết thư bằng từ “trân trọng” và ký tên mình ở phía dưới.

Ví dụ:

“Trong tháng cuối cùng làm việc tại công ty, em sẽ cố gắng hoàn thành các công việc còn dang dở và bàn giao công việc cho đồng nghiệp cho đến khi nghỉ việc.

Xin chúc công ty luôn thành công

Trân trọng

[Ký và ghi rõ họ tên]”

Nghỉ việc khi có người mới thay thế

Khi vị trí công việc đảm nhận của bạn khá quan trọng. Hãy đợi đến lúc có nhân sự mới thay thế rồi hãy rời đi. Bạn cũng có thể hỗ trợ công ty traning và bàn giao công việc cho người mới. Cách nghỉ việc khéo léo và chuyên nghiệp này

Traning và bàn giao công việc với người mới là cách nghỉ việc khéo léo, giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với công ty cũ
Traning và bàn giao công việc với người mới là cách nghỉ việc khéo léo, giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với công ty cũ

. Mọi người cũng dành sự tôn trọng và yêu mến lớn cho bạn, dù bạn đã không còn gắn bó với họ nữa.

 

Những điều đáng được lưu ý khi chuyển việc

Xin nghỉ việc một cách thông minh thông qua những cách xin nghỉ việc khéo léo, thể hiện sự khôn ngoan của bạn. Sẽ ghi điểm rất lớn trong mắt sếp. Tuy nhiên, khi cân nhắc xin nghỉ việc, hãy lưu ý một vài yếu tố sau, giúp bạn đảm bảo được thiện chí và lợi ích của mình từ công ty cũ

  1. Giữ mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp cũ. Việc này sẽ giúp bạn giữ được nhiều mối quan hệ xã hội
  2. Nói lời cảm ơn với cấp trên. Qua đó thể hiện sự tôn trọng cũng như sự biết ơn của bạn đến với công ty
  3. Thông báo rõ thời gian nghỉ việc để công ty có thể sắp xếp nhân sự và bố trí tìm người mới thay thế
  4. Hoàn thành tốt công việc trước khi nghỉ việc. Điều này giúp mức lương, thưởng của bạn được đảm bảo giữ nguyên, vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm của bạn.

Xin nghỉ việc một cách khôn khéo, không những giúp bạn giữ được cảm tình với cấp trên, được phê duyệt nhanh. Mà còn đảm bảo lương thưởng của bạn được thanh toán đầy đủ. Qua những cách xin nghỉ việc được gợi ý như trên. Mong rằng sẽ giúp bạn thuận lợi xin nghỉ việc và sớm tìm được một công việc mới ưng ý

Gửi CV có ngay việc làm